Nhật Bản không phải là một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản, nhiều quặng đồng, than đá có đúng không? Sau đây, chúng ta tìm lời giải đáp giúp các bạn trả lời câu hỏi và xin giới thiệu về điều kiện tự nhiên của Nhật Bản thế nào qua bài viết bên dưới nhé!
Nội dung tóm tắt
Địa hình ở Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở phía Đông Châu Á. Quốc gia này gồm có 4 đảo chính hợp thành: Honshu, Shikoku, Kyushu, Hokkaido. Nhật Bản có diện tích là 377.972,75 km2, đứng thứ 61 trên toàn thế giới, là đất nước không tiếp giáp với quốc gia lãnh thổ nào trên đất liền.
Vị trí địa lý Nhật Bản được xác định trên bản đồ vệ tinh như sau:
Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ.
Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ.
Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ.
Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ.
Quần đảo Nhật Bản được bao quanh bởi các biển thông nhau, ở phía Đông và phía Nam Nhật Bản là biển Thái Bình Dương, ở phía Tây Bắc là Biển Nhật Bản, phía Tây là biển Đông Hải, phía Đông Bắc là biển Okhotsk,… Nhật Bản có nhiều núi lửa và các dãy núi, khiến địa hình biến đổi phong phú. Các con sông thì ngắn và dốc. Do hoạt động núi lửa mạnh nên có nhiều động đất. 70% đất đai Nhật Bản là núi, được bao phủ bởi rừng. Hiện nay,Nhật Bản có khoảng 108 ngọn núi lửa đang hoạt động.
Núi Phú Sĩ là ngón núi cao nhất Nhật Bản, có chiều cao là 3.776m.
Khí hậu của Nhật Bản
Nhật Bản cũng có 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân kéo dài từ tháng 3 tới tháng 5, mùa hạ là từ tháng 6 đến tháng 8, mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, và mùa đông từ tháng 12 đến hết tháng 2.
Tại Nhật Bản, vào mùa hạ nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ mùa đông và mùa hạ chênh nhau lên đến 30 độ. Mùa xuân và mùa thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu, nhưng cũng tương đối có nhiều mưa. Ở phía tây của Bắc Thái Bình Dương có nhiều cơn bão phát sinh đổ bộ vào Nhật Bản. Khí hậu nơi đây, mùa đông có nhiều tuyết rơi, chính là điểm đặc trưng của đất nước này.
Có 6 vùng khí hậu phổ biến:
– Hokkaido ở miền Bắc khí hậu ôn hòa, mùa đông lạnh, nhiều tuyết. Du lịch nơi đây đẹp nhất là cuối hạ và mùa thu.
– Đảo Honshu mùa hè mát mẻ, mùa đông tuyết rơi dày
– Khu vực trung tâm mang khí hậu lục địa điển hình, ở đây mưa ít.
– Khu vực biển nội địa khí hậu dịu mát cả năm do được các ngọn núi Chugoku và Shikoku che chắn.
– Bờ biển phía đông gió lạnh và ít tuyết, mùa hè thì nóng ẩm.
– Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hè nóng, mùa đông ẩm, lượng mưa nặng.
Nhật Bản không phải là một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản
Việc Nhật Bản không phải là một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản đây là một hiểu lầm rất lớn về Nhật Bản. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Thời kỳ tiền Công nghiệp, Nhật Bản có 20% đất phù hợp cho canh tác, đất Nhật màu mỡ do là đất núi lửa, cùng lượng mưa lớn. Mưa lại tập trung vào mùa hè, mùa tăng trưởng của cây cối nên Nhật có năng suất cây trồng cao nhất trong các nước ôn đới. Nhật có lượng vàng, bạc rất lớn, lượng lưu huỳnh cũng vậy, người Nhật dùng để làm thuốc súng.
Tại thời kỳ Công nghiệp, Nhật có các mỏ vàng, bạc, mangan, thiếc, kẽm và lưu huỳnh, antimony, than chì. Tuy nhiên, Nhật lại thiếu than đá và dầu mỏ, nên Nhật đã chiếm đảo Triều Tiên và giành quyền kiểm soát đông bắc Trung Quốc để có nguồn than, còn dầu mỏ vẫn phải nhập từ Mỹ. Sau để có nguồn dầu mỏ Nhật đã tấn công và chiếm Đông Ấn Hà Lan.
Vậy chắc các bạn đã hiểu và giải đáp được Nhật Bản không phải là một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản là không hoàn toàn đúng. Nhật Bản nghèo tài nguyên vào thời kỳ Công nghiệp đó là than đá và dầu mỏ. Ngày nay, Nhật đang thăm dò vùng biển, và khám phá ra các mỏ dầu, titan, đất hiếm, mica.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn, giúp các bạn hiểu hơn về Nhật Bản.
Tìm hiểu thêm: Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế tài chính vào thời kỳ nào