Khối Apec là gì? Tìm hiểu các nước khối Apec?… Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về khối Apec, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Khối Apec là gì?
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (có tên tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) đây là tổ chức quốc tế của những quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm mục tiêu giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác về Kinh tế, chính trị.
Từ năm 1989, diễn đàn Hợp tác Kinh tế Apec được thành lập để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, bên cạnh đó sự xuất hiện của nhiều khối thương mại khu vực ở nhiều nơi khác trên thế giới; Hạn chế sự lo lắng về một Nhật Bản với kinh tế công nghiệp hóa cao thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Thiết lập thị trường mới cho những sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài châu Âu.
Hiện nay Apec có ba quan sát viên chính thức bao gồm:
- Ban Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương
- Ban Thư ký Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương.
Đối với nước chủ nhà của năm Nước chủ nhà của năm Apec sẽ được mời đến tham dự cuộc họp G20 với tư cách đại diện khu vực theo đúng hướng dẫn của G20.
Vào năm 1998, Việt Nam gia nhập APEC. Mặc dù Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn chuyển đổi nhưng đã tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động của Apec.
Đến tháng 10/1998, Việt Nam hoàn thiện Chương trình hành động quốc gia (IAP) và nộp cho APEC, tiếp đến mỗi năm tiếp tục nâng cấp và cụ thể hóa đơn các cam kết đưa ra trong IAP. Việt Nam cam kết và thực hiện IAP một cách nghiêm túc nhất trong số các thành viên mới gia nhập.
Được biết trong thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung ưu tiên cho chương trình hợp tác Kinh tế – Kỹ thuật; Đồng thời tham gia có chọn lọc những Kế hoạch hành động tập thể như tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục hải quan, du lịch…
Xem thêm:
Các nước khối Apec
Điều kiện kết nạp thành viên
Những điều kiện được xem là tiền đề về việc gia nhập Apec của một quốc gia, cụ thể như:
– Quốc gia đó phải nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương;
– Thực hiện quan hệ kinh tế thương mại với những nền kinh tế khác trong khu vực;
– Nền kinh tế đó có quyết tâm theo đuổi chính sách kinh tế mở;
– Tuân thủ theo đúng các chính sách của APEC đưa ra;
– Nền kinh tế của quốc gia đó đã hoàn thiện Chương trình Hành động Tập thể (CAP) và Chương trình Hành động Quốc gia (IAP) theo đúng quy định của APEC;
Ngoài những quy chế về thành viên của khối Apec sẽ còn có quy chế quan sát viên dành cho ba tổ chức khu vực bao gồm: ASEAN, PECC và Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF).
Đối với các quốc gia không phải thành viên Apec vẫn có thể tham gia với tư cách khách mời vào những hoạt động của Apec tại các Nhóm Công tác của APEC.
Các nước Apec
Vào tháng 11 năm 1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC được thành lập với 12 thành viên sáng lập bao gồm: Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Australia, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ.
Cho đến hiện nay, APEC bao gồm 21 thành viên, các thành viên khác ngoài 12 thành viên sáng lập, bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam.
Mục tiêu hoạt động của khối Apec
Các mục tiêu phát triển trong APEC tuyên bố Seoul 1991 bao gồm:
– Vì lợi ích chung của nhân dân tại các quốc gia trong khối Apec cần duy trì tăng trưởng và phát triển các nền kinh tế, từ đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.
– Phát huy các tác động tích cực từ sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới. Điều này đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa, dịch vụ, công nghệ và vốn
– Vì lợi ích của Châu Á-Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác nên tập trung trong việc xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa phương
– Hạn chế dần những rào cản đối với thương mại hàng hóa, dịch vụ giữa những nền kinh tế thành viên phù hợp với những nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và không gây hại hay ảnh hưởng các nền kinh tế khác
Theo tuyên bố Bogor 1994 đã xác định mục tiêu của APEC bao gồm: Tự do hoá thương mại và đầu tư tại Châu Á-Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2020.
Mục tiêu của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tập trung vào 3 trụ cột chính bao gồm:
– Trong tiến trình tự do thương mại và đầu tư tạo ra những thuận lợi;
– Thúc đẩy thương mại thông qua việc cải thiến những luật lệ thương mại, bên cạnh đó phá bỏ dần những rào cản thương mại;
– Hợp tác trong những vấn đề kinh tế và kỹ thuật;
Ở mỗi thời kỳ, mỗi gia đoạn, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ có điều chỉnh hoạt động hợp tác nhằm phù hợp nhất với bối cảnh tình hình, đồng thời đáp ứng được lợi ích cho tất cả các nền kinh tế của quốc gia thành viên.
Trên đây là các chia sẻ từ Duhocvietsing.edu.vn về những vấn đề xung quanh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, các nước Apec. Từ đó có thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này của chúng tôi để đọc nhiều bài viết khác.