EU là tổ chức hợp tác Liên minh Châu Âu bao gồm nhiều quốc gia khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về các nước EU là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Các nước EU hay còn gọi với tên Liên minh Châu Âu, đây là liên kết sâu sắc cả về kinh tế và chính trị tạo, tại đây cho công dân được quyền tự do sinh sống, đi lại, học tập và làm việc trong khu vực, đồng thời có quyền bỏ phiếu bầu cử những thành viên của Nghị viện Châu Âu.
Hoạt động của Liên minh Châu Âu dựa trên nguyên tắc pháp quyền. Tất cả mọi việc Liên minh EU sẽ được căn cứ trên những Hiệp ước do các nước EU dân chủ nhất trí. Bên cạnh đó công lý và luật pháp tại các quốc gia này đều được duy trì bởi hệ thống tư pháp độc lập và trao quyền tài phán cuối cùng cho Tòa án Công lý Châu Âu – Mọi phán quyết của Tòa án này được tất cả mọi người tôn trọng.
Tại các nước EU luôn đề cao nhân quyền và đều được bảo vệ bởi Hiến chương về Quyền cơ bản của EU, cụ thể sẽ bao gồm: Quyền không phân biệt đối xử giới tính, chủng tốc, tôn giáo/ tín ngưỡng, nguồn gốc dân tộc, khuyết tật, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, quyền được tiếp cận công lý và quyền được bảo vệ những dữ liệu cá nhân.
Song song với đó các nước thành viên Liên minh Châu Âu thành lập nhằm thông qua việc phát hành đồng tiền chung Euro, từ đó xóa bỏ hàng rào về thuế quan giữa các quốc gia, đồng thời xây dựng hàng rào thuế trong việc nhập hàng hóa bên ngoài khu vực vào nhóm liên minh EU. Điều này cũng giúp tạo liên kết giữa các quốc gia, xây dựng khối kinh tế mạnh và phát triển bậc nhất thế giới như hiện nay.
Xem thêm:
Những quốc gia thành viên đồng nhất thành lập khối Liên minh Châu Âu EU nhằm mục đích:
Từ sau khi kết thúc hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra ở Châu Âu, những đất nước trong khu vực hướng đến việc thành lập Liên minh Châu Âu nhằm hợp tác và phát triển tốt hơn.
Thời gian đầu thành lập Liên minh EU bao gồm 6 quốc gia hợp tác với nhau là: Bỉ, Luxembourg, Pháp, Đức, Italia và Hà Lan. Thời gian sau thêm nhiều quốc gia tham gia, trong đó có Vương Quốc Anh với mục đích chung là xây dựng nền kinh tế Châu Âu phát triển vững mạnh. Đến 31/02/2020 quốc gia này rời khỏi liên minh Châu Âu.
Đến nay khối Liên minh Châu Âu các nước EU bao gồm 27 các nước thành viên: Áo, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Síp, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Italia, Đan Mạch, Romania, Latvia, Litva, Phần Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary, Ireland, Hy Lạp, Thuỵ Điển, Malta, SLovakia, Slovenia, Estonia.
Khi trở thành công dân của khối Liên minh Châu Âu có rất nhiều lợi ích, đây cũng là lý do thu hút người nước ngoài định cư tại các nước EU. Cụ thể một số lợi ích khi trở thành công dân khối Liên minh Châu Âu:
Công dân khối Liên minh EU sẽ có quyền tự do đi lại, sinh sống và làm việc ở tất cả quốc gia thuộc khối EU. Song song với đó có thể tự do bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ… Những điều này đều thực hiện trên thị trường mở và phát triển nhất thế giới trong khu vực chung.
Mô hình của Liên minh Châu Âu EU được tập trung xây dựng theo hướng dân chủ, như vậy có nghĩa tất cả công dân các nước EU sẽ được hưởng quyền chính trị ngang bằng nhau, trong đó bao gồm việc bỏ phiếu cuộc bầu cử vào Nghị viện Châu Âu, tranh cử với tư cách ứng cử viên hoặc quốc gia xuất xứ của họ, bỏ phiếu tại quốc gia cư trú đều được.
Không chỉ vậy các nước EU còn đặt mục tiêu trong việc bảo vệ công dân không phân biệt ngôn ngữ, quốc tích, văn hóa, tuổi tác, giới tính, tôn giáo… Tất cả công dân đều được bảo vệ khỏi tình trạng bị đối xử bất công ở nơi làm việc.
Trong việc thu thuế hoặc ấn định thuế suất khối Liên minh EU không có vai trò trực tiếp mà thay vào đó Chính phủ tại quốc gia mà họ đang sinh sống sẽ quyết định tiền thuế của mỗi công dân phải nộp và sử dụng số tiền thuế thu được như thế nào. Mặc dù vậy EU sẽ thực hiện giám sát những quy định về thuế ở một số lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh doanh, tiêu dùng nhằm đảm bảo:
EU và Schengen là hai tổ chức hoàn toàn khác nhau mặc dù đều ở Châu Âu và có nhiều nước thành viên tham gia trùng nhau.
EU được biết đến là một tổ chức hợp tác cùng phát triển về mọi lĩnh vực như: Văn hóa, chính trị, kinh tế, định cư và việc làm. Schengen hợp tác với mục đích đơn giản là hỗ trợ về mặt đi lại, nhập cảnh và định cư ngắn hạn.
Chính vì mục tiêu hợp tác, hoạt động khác nhau nên quyền lợi công dân của hai khối này sẽ có những điểm giống và khác nhau. Đặc biệt những quốc gia thành viên giữa 2 khối sẽ có sự giao thương mạnh mẽ, trong đó công dân của khối Liên minh EU và cả Schengen sẽ được hưởng nhiều quyền lợi định cư và việc làm hơn. Cụ thể:
Trên đây là các chia sẻ từ Duhocvietsing.edu.vn về những vấn đề xung quanh khối Liên minh EU, từ đó bạn đọc sẽ có giải đáp cho thắc mắc: Các nước EU là gì? Bao gồm những nước nào. Đồng thời nắm rõ hơn những lợi ích của công dân các nước thành viên EU.
Lái xe bên trái hay bên phải đều là những quy tắc giao thông cơ…
Hệ thống Liên minh quân sự NATO từ lâu đã trở thành một trong những…
Khối Apec là gì? Tìm hiểu các nước khối Apec?... Để có thêm nhiều thông…
Hiện nay Euro là một trong những đồng tiền phổ biến trên thế giới. Lịch…
Các nước du học không cần IELTS là vấn đề quan tâm của nhiều bạn…
Sở hữu hộ chiếu Việt Nam du khách có thể nhập cảnh đến nhiều quốc…