- Tin tức

Lối đi nào để chất lượng học tập của học sinh được nâng cao?

Để nâng cao chất lượng giáo dục chúng ta phải có những kế hoặc, mục tiêu rõ ràng. Nền giáo dục có phát triển thì đất nước mới nhanh chóng đạt tới tầm cao mới. Dưới đây là những lưu ý nhỏ nhưng lại có thể hữu ích cho việc này.

Chuẩn bị đâỳ đủ mọi đồ dùng trước khi lên lớp: Giáo án,bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ hệ thống kiến thức. Muốn có giờ dạy tốt cần phải có một giáo án tốt.Giáo án chính là kịch bản mà người thầy đã chẩn bị trước.Một giáo hay không phải là lấy sãn trong tài liệu hoặc đao trên mạng xuống, mà nó phải qua sử lí của người thầy, vừa tinh giản lại vừa đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài học.

Nền giáo dục cần phải được nâng cao chất lượng

Khi giảng bài mới giáo viên cần phải biết kết hợp sáng tạo linh hoạt nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh.Trong quá trình dạy học giáo viên cũng cần tạo niềm vui, hứng khởi, thái độ tự tin trong học tập của học sinh. Tổ chức hoạt động học tập tại lớp phù hợp với đối tượng học sinh của mình.Tuỳ theo trình độ nhân thức của học sinh từng lớp để có các hoạt động  theo cá nhân, nhóm và cả lớp.

Điều này hiển nhiên như một chân lí, từ bậc tiểu học lên đại học và sau đại học. Bởi quá trình nhận thức của con người như những nấc thang, ngày càng cao.

Ở đây không có nghĩa là quá đề cao vai trò của người thầy, trong khi chúng ta đang lấy học trò làm trung tâm của quá trình dạy và học.

Nói như vậy để người dạy ý thức được vai trò, vị trí của mình đối với người học. Vì có không ít giáo viên khi thấy chất lượng giáo dục thấp thì đổ lỗi cho người học. Giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn của người thầy chủ yếu là ở khâu đào tạo người thầy.

Thứ hai là chất lượng phẩm chất đạo đức của giáo viên ngành giáo dục. Phẩm chất đạo đức mọi người thường có cả mặt tốt và chưa tốt, nhưng đối với giáo viên, mặt tốt phải là cơ bản để cho học sinh noi theo. Vì chúng ta nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, không chỉ là tri thức văn hoá mà cả đạo đức, nhân cách. Người thầy có ảnh hưởng không nhỏ đối với học sinh. Vì vậy khi gánh trách nhiệm vinh dự là người thầy thì phải luôn ý thức được điều này.

Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường vô cùng cần thiết

Về câu hỏi được sử dụng trong bài học cũng cần phải chú ý. Không nên đưa ra những câu hỏi quá dễ.Cần có sự phân loại các dạng câu hỏi ,mỗi dạng câu hỏi có cách trả lời và ghi nhớ riêng.Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó . Những câu hỏi khó giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên để học sinh suy nghĩ quá lâu, gây không khí  nặng nề cho cho lớp học. Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời hoặc cho học sinh khác bổ sung .Khi giảng bài giáo viên chú ý đến sự song song giữa thầy và trò. Thầy giảm thuyết trình, tăng cường dẫn dắt, điều khiển ,tổ chức, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, giúp học sinh tự khám phá tri thức mới và được tranh luận ,thảo luận nhóm.

Học sinh phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phải đọc trước sách giáo khoa, trả lời tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa liên quan đến phần sẽ  học.

Trên lớp học cần chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ, học tập dựa trên kiến thức giáo viên cung cấp. Học sinh phải tự phân tích hoặc so sánh sự kiện này với sự kiện khác. Biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa hoặc một giai đoạn Lịch sử. Bên cạnh đó cần tạo cho học sinh thói quen đọc sách. Muốn giỏi Lịch sử cần phải đọc nhiều sách.

5/5 - (1 bình chọn)

About Ngọc Lan

Read All Posts By Ngọc Lan