Nhật Bản thuộc khu vực nào Châu Á? Vấn đề này được rất nhiều quan tâm đến và cùng nhau bàn luận ở trên các trang Web khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nội dung tóm tắt
Nhật Bản thuộc khu vực nào của Châu Á? Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á và được xem là vị trí tối quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh thế giới. Nước Nhật Bản bao gồm những quần đảo nằm tại Đông Á, thuộc phía Tây của biển Thái Bình Dương. Lãnh thổ của Nhật Bản được cấu thành bởi:
>>> Có thể bạn sẽ chưa được chiêm ngưỡng những hình ảnh đất nước Singapore
Vậy, nước Nhật Bản có vị trí cụ thể như thế nào? Xét về mặt cơ bản, Nhật Bản là quốc đảo hoàn toàn không có tiếp giáp với bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào ở trên đất liền. Nước Nhật Bản bao bọc bởi những vùng biển:
Nhật Bản gần với những quốc gia đó là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Nga. Nếu như đi xa hơn về phía Nam, Nhật Bản sẽ gần với Philippines và quần đảo Bắc Marina.
Với những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ thông tin Nhật Bản thuộc quốc gia nào? Nhật Bản là một quốc gia không lớn, diện tích trên đất liền là 377906.97km2 và có lãnh hải dài 3091km2. Cũng nhờ vào đường lãnh hải dài, Nhật Bản có cùng đặc quyền kinh tế cùng với đường viền danh nghĩa lớn, tổng chiều dài đường bờ biển của nước Nhật Bản lên đến 33.889 km.
Địa hình tự nhiên của nước này không mấy thuận lợi cho cuộc sống con người cũng như để phát triển nông nghiệp với 70 – 80% diện tích là núi. Đáng chú ý nhất lãnh thổ Nhật Bản có rất nhiều núi lửa, điều này sẽ gây nguy hiểm họa thiên nhiên rất nghiêm trọng.
Nhật Bản là đất nước có rất nhiều thác nước, suối, hồ, sông. Đây chính là “đặc sản” không thể nào bỏ qua nếu như đến Nhật Bản là từng suối nước nóng, vì vậy đã giúp phát triển du lịch nghỉ dưỡng cũng như chăm sóc sức khỏe.
Nhật Bản thuộc khu vực nào của Châu Á rất quan trọng, bởi điều này sẽ quyết định đến quá trình giao thương cũng như mức độ phát triển của đất nước.
Địa hình lãnh thổ của nước Nhật Bản kéo dài từ 25 độ vĩ tuyến, vì vậy khí hậu của nước này cũng khá phức tạp và được phân theo vùng. Nhưng khí hậu Nhật Bản cũng được phân theo 4 mùa Xuân – hạ – thu – đông rất rõ rệt:
+ Mùa xuân: sẽ bắt đầu từ tháng 3 – tháng 4 và tháng 5. Khi đó, nhiệt độ trung bình là 12 độ C ở Sapporo, 18.4 độ C ở Tokyo và nhiệt độ 19.2 độ C ở Osaka.
+ Mùa hè: mưa sẽ xuất hiện vào đầu tháng 6 từ phía Nam, phía Tây Nhật Bản, sau đó sẽ tiến dần lên phía Bắc vào cuối tháng. Theo đó, nhiệt độ trung bình ở Tokyo sẽ là 26.7 độ C, tại Osaka là 28 độ C, theo đó ban ngày nóng và đêm sẽ oi bức. Nhưng khi vào cuối tháng 8 tại Sendai, Sapporo, Tokyo đều có mưa nhiều.
+ Mùa thu: mưa Shurin sẽ tạo nên một mùa chuyển tiếp ngắn cuối Thu, thời tiết mát mẻ và rất dễ chịu.
+ Mùa Đông: thường thì sẽ tuyết sẽ rơi nhiều từ Hokkaido đến trung tâm Honshu. Theo đó, nhiệt độ trung bình hàng tháng vào mùa Đông tại Asahikawa đó là -8.5 độ C, thành phố giữ kỷ luật nhiệt độ thấp nhất tại Nhật là -41 độ C.
Đất nước và con người Nhật Bản có một lịch sử và truyền thống rất lâu đời, là đất nước tồn tại song song 2 nền văn hóa hiện đại cùng với nét truyền thống của Trà đạo. Theo như nhiều thông tin chia sẻ, con người Nhật Bản rất coi trọng trong vấn đề chào hỏi, thứ bậc và địa vị cho dù ở bất cứ nơi đâu và ở hoàn cảnh nào. Cũng chính vì vậy mà họ luôn luôn thể hiện mình là người lịch sự, tôn trọng về lễ nghi, đây được xem là phong tục tập quán tốt đẹp nhất của con người Nhật Bản.
Nước Nhật Bản có quốc phục là “Kimono”, nó đa dạng về màu sắc, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng độ tuổi cũng như giới tính, địa vị thì vấn đề này luôn được kiểm soát rất nghiêm ngặt.
Còn bộ môn thể thao truyền thống của Nhật Bản đó là Sumo, bên cạnh đó còn rất nhiều những bộ môn võ khác như Karate, Aikido, Judo, Kendo, cũng được xuất phát từ đất nước này.
Việc tặng quà chính là thói quen và lễ nghi không thể nào thiếu trong đời sống hàng ngày của người Nhật. Họ xem đây chính là cách thể hiện sự yêu mến, kính trọng lẫn nhau và nhằm xác định được những mối quan hệ khác nhau trong xã hội.
Đối với các cấp hành chính địa phương Nhật Bản được tiến hành phân chia ra làm đô, đảo, phủ và huyện. Cho dù là vậy nhưng hiện nay giữa từng đô, đảo, phủ, huyện không có mức độ phân biệt về quyền hạn hành chính. Theo đó, người đứng đầu ở mỗi đô – đảo – phủ – huyện đó là thống đốc của người dân bầu trực tiếp theo từng nhiệm kỳ 4 năm/ lần.
>>> Xem thêm về những hình ảnh đất nước Nhật Bản
Hệ thống hành chính hiện đại được thiết lập từ thời triều đình Minh Trị vào năm 1871. Ban đầu có trên 300 đơn vị đạo – phủ – huyện, về sau đã giảm xuống còn 72 vào cuối năm 1871, năm 1888 giảm xuống còn 47 và cho đến thời điểm hiện tại. Trong tổng 47 đô – đạo – phủ – huyện thì có 1 đô đó là Tokyo, 1 đạo đó là Hokkaido, 2 phủ: Kyoto & Osaka và có 43 huyện.
Tính đến thời điểm hiện tại, nước Nhật Bản có tổng 47 tỉnh thành thuộc 9 vùng khác nhau đó là Kanto, Kinki, Kyushi, Okinawa, Chubu, Chugoku, Hokkaido, Shikoku, Tohoku.
Với toàn bộ những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về thông tin nước Nhật Bản thuộc khu vực nào của Châu Á. Thường xuyên truy cập vào chuyên trang thông tin điện tử này các bạn sẽ khai thác thêm được rất nhiều kiến thức hữu ích khác.
Lái xe bên trái hay bên phải đều là những quy tắc giao thông cơ…
Hệ thống Liên minh quân sự NATO từ lâu đã trở thành một trong những…
Khối Apec là gì? Tìm hiểu các nước khối Apec?... Để có thêm nhiều thông…
Hiện nay Euro là một trong những đồng tiền phổ biến trên thế giới. Lịch…
EU là tổ chức hợp tác Liên minh Châu Âu bao gồm nhiều quốc gia…
Các nước du học không cần IELTS là vấn đề quan tâm của nhiều bạn…