Không chỉ có nền kinh tế phát triển, Singapore còn được mệnh danh là “quốc gia sạch nhất thế giới”. Hãy tìm hiểu về cách xử lý rác ở Singapore trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Chú trọng về công tác xử lý rác thải ở Singapore
Singapore là một đảo quốc nhỏ, với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp và từng là một đất nước nghèo. Thế nhưng, hiện nay quốc gia này đã vươn lên và trở thành “con rồng” châu Á về tăng trưởng kinh tế. Tất cả những thành tựu phát triển đất nước này đều là nhờ các quyết sách mạnh mẽ của Chính phủ trong thúc đẩy công nghiệp hóa, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao đời sống người dân.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số đã làm phát sinh lượng rác thải sinh hoạt đô thị lớn. Bên cạnh đó, do diện tích đất không có nên việc xây dựng các bãi chôn lấp rác của đất nước này cũng khá hạn chế. Ngay từ năm 1990, 2 bãi chôn lấp có diện tích lớn nhất Singapore là bãi rác Lim Chu Kang và Lorong Halus đã bị quá tải. Đến năm 1992, bãi rác Lim Chu Kang đã chính thức đóng bãi và 7 năm sau đó là bãi rác Lorong Halus.
Tìm hiểu về phương pháp xử lý rác ở Singapore
Để tiết kiệm diện tích đất và giảm lượng rác thải phải chôn lấp, Chính phủ Singapore đã triển khai nhiều biện pháp như: đầu tư vào công nghệ đốt rác phát điện; tăng cường phân loại rác tại nguồn; đẩy mạnh tái chế rác thải; tuyên truyền cho người dân về bảo vệ môi trường, phạt nặng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường… Từ năm 1979, quốc đảo Singapore đã xây dựng nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại Ulu Pandan. Sau đó, quốc gia này tiếp tục xây dựng thêm 4 nhà máy đốt rác khác là Tuas, Senoko, Tuas South và Keppel Seghers Tuas (KST).
Theo thống kê của Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore, hiện nay, mỗi ngày, đất nước này thải ra khoảng 21.023 tấn rác các loại. Trong đó, 58% lượng rác được đưa đến các nhà máy tái chế, 41% đem đến các nhà máy đốt rác phát điện và khoảng 2% không đốt được sẽ mang đến bãi chôn lấp Semakau để xử lý.
Việc đốt rác phát điện đã giúp Singapore giảm đến 90% lượng CTR phải chôn lấp, nhất là trong bối cảnh diện tích đất ngày càng hạn hẹp. Đồng thời còn đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn dư số chất thải không đốt được như bùn thải, chất thải xây dựng, chất thải nhà máy đóng tàu và tro xỉ của các nhà máy đốt cần phải chôn lấp.
Câu chuyện về cách xử lý rác ở Singapore
Cùng với việc dân số tăng và biến đổi khí hậu, vấn đề rác thải là một bài toán khó trên toàn cầu. Đặc biệt, cách Singapore xử lý rác thải đã khiến cả thế giới kinh ngạc với danh hiệu “quốc gia sạch nhất thế giới”.
Trước đây, Singapore cũng đã từng bế tắc trước vấn đề rác thải, thậm chí vào những năm 1960, giới chức nước này từng phải tuyên bố đất nước sắp hết chỗ để đổ rác. Tuy nhiên, đến năm 1979, Singapore đã tìm ra được cách giải quyết hữu hiệu và duy trì cho đến ngày nay. Nhờ đó mà đã biến Singapore thành một trong những quốc gia nổi tiếng về môi trường sạch đẹp.
Vào năm 1979, Singapore đã xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên, không đơn thuần chỉ để xử lý rác mà còn có thế biến rác thải thành năng lượng. Chính giải pháp đúng đắn này đã giúp giải quyết phần lớn rác thải ở quốc gia này. Đến nay, các nhà máy đốt rác ở Singapore có khả năng xử lý lên đến 90% lượng rác thải và biến chúng thành năng lượng điện. Thành quả mà Singapore thu nhận được đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Nhà máy đốt rác là một quy trình khép kín, bắt đầu từ việc tiếp nhận rác thải trong căn hầm ngăn mùi hôi, sau đó sẽ được xay nghiền và đốt để tạo ra hơi làm quay tuabin tạo ra điện. Không chỉ vậy, khói bốc ra từ quá trình này còn được xử lý hết những chất độc hại trước khi thải ra ngoài, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
Tìm hiểu về phương pháp xử lý rác ở Singapore
Biến rác thải thành người bạn thân thiện
Cách xử lý rác ở Singapore khiến nhiều quốc gia khác ngưỡng mộ bởi sự sáng tạo và hiệu quả mang lại.
90% rác biến thành điện
Cách hệ thống vận hành bên trong mỗi nhà máy đốt rác ở Singapore như sau:
- Đầu tiên, xe tải mang rác đến các nhà máy xử lý. Toàn bộ rác được dồn vào hầm chứa được thiết kế đặc biệt để ngăn mùi hôi thối bốc ra. Sau đó dùng máy nghiền làm vỡ vụn rác thải cứng rồi đưa vào lò đốt.
- Nhiệt từ quá trình đốt sản sinh hơi giúp đẩy máy phát turbine và tạo ra điện để phục vụ đời sống của người dân. Đặc biệt, khói được tạo ra trong quá trình này không hề gây ô nhiễm môi trường bởi đã được lọc kỹ để loại bỏ các chất gây hại trước khi xả ra ngoài.
Tuy nhiên, công nghệ xử lý rác thải ở Singapore vẫn chưa hoàn hảo, bởi vẫn còn 10% lượng rác còn lại gồm rác không thể đốt được (rác thải nhựa, kim loại…) và tro trong quá trình đốt rác. Nhưng chính điều này dẫn đến một biện pháp xử lý độc đáo khác của Singapore dành cho số rác thải này.
10% rác thải trở thành đảo du lịch
Để tiến hành tập kết rác khó xử lý, Chính phủ Singapore xây dựng đảo rác Semakau bằng cách di dời dân ở hai hòn đảo Pulau Sakeng và Pulau Semakau vào đất liền. Sau đó, họ sẽ xây dựng bờ kè từ khoảng trống giữa hai hòn đảo này và bên trong bờ kè được chia thành những ô nhỏ để chứa rác.
Tiếp đó, họ đổ rác thải và lấp đất lên để thu hút các loại côn trùng, chim chóc đến sinh sống, làm màu mỡ cho đất. Phương pháp xử lý rác thải này không hề có mùi rác thải, mà còn tập trung nhiều chim chóc và biến nơi đây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn. Ý tưởng độc đáo này đã mang lại thành công ngoài mong đợi khi Semakau là điểm quan sát chim nổi tiếng bậc nhất của Singapore. Thậm chí, Semakau còn được nhiều du khách đến tham quan và các cặp đôi chọn làm điểm chụp ảnh cưới.
Trong thời gian tới, khi mà các ô chứa rác có khả năng đầy, Singapore sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp khác, nhưng trước mắt những gì Singapore làm được xứng đáng cho các quốc gia học hỏi.
Tổng hợp