- Tin tức

Các nước phản đối đường lưỡi bò – Quốc tế chưa bao giờ công nhận “đường lưỡi bò”

Đường lưỡi bò có hàm ý như thế nào? Các nước phản đối đường lưỡi bò là những nước nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Các nước phản đối đường lưỡi bò là những nước nào?

Đường lưỡi bò bắt nguồn từ đâu?

Theo Trung Quốc trước những năm 1960 và 1970 các nước Đông Nam Á và các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei không đưa ra phản đối yêu sách đường lưỡi bò. Chính vì vậy chứng tỏ các quốc gia này đã công nhận cả 4 đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Đường lưỡi bò bắt nguồn từ đâu?
Đường lưỡi bò bắt nguồn từ đâu?

Xem thêm:

Nhưng thực tế từ năm 1948 đến 2009 kể từ khi Trung Quốc xuất bản bản đồ nước này chưa bao giờ đưa ra yêu sách chính thức có đường lưỡi bò là vùng nước lịch sử.

Trong quá trình xây dựng và công bố các văn bản pháp luật về biển của mình Trung Quốc không hề đề cập đến đường lưỡi bò. Chẳng hạn như luật: Luật về quản lý và sử dụng biển năm 2001, Luật về nghề cá năm 2004, Tuyên bố quy định lãnh hải 12 hải lý năm 1958, Luật về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992, Luật về Đường Cơ sở lãnh hải năm 1996, Luật về vùng Đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa năm 1998.

  • Indonesia phản đối đường lưỡi bò: Tháng 7 năm 2010 Indonesia đã chính thức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách này của Trung Quốc. Nội dung bản công hàm của Indonesia viết như sau: “Cái gọi là “bản đồ đường đứt đoạn” kèm theo Công hàm số: CML/17/2009, ngày 7/5/2009 nói trên rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đi ngược lại các quy định của Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc.”
  • Philippines phản đối đường lưỡi bò: Tháng 4 năm 2011 Philippines đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc.
  • Ngoại trưởng Mỹ Clinton lên tiếng phản đối đường lưỡi bò: Tại Hà Nội tháng 7 năm 2010 Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã lên tiếng phản đối những yêu sách biển không tuân thủ Công ước Luật biển 1982 mà “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã tuyên bố.
  • Giáo sư Trường Đại học Johns Hopkins, Ông Marvin Ott cho rằng: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết khu vực biển đông thông qua đường lưỡi bò và cho rằng tất cả khu vực này đều thuộc về Trung Quốc thì không có quốc gia nào trên thế giới ủng hộ. Cộng đồng châu Âu không ủng hộ, Mỹ không ủng hộ, Ấn Độ không ủng hộ, Australia không ủng hộ, Nhật Bản không ủng hộ, Không có nước nào ủng hộ tuyên bố này của Trung Quốc.
  • Trưởng Khoa Luật Quốc tế và châu Âu, Đại học Brussel, GS. Erik Franckx cho rằng: Để công nhận đường lưỡi bò là của Trung Quốc quan trọng là phải có sự công nhận của các quốc gia khác thì mới được coi là quyền hợp pháp. Nếu các quốc gia khác không đồng ý thì không thể gọi đó là thuộc chủ quyền của Trung Quốc được.
  • Thượng nghị sỹ John McCain từng là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hoà khẳng định của trung Quốc là không đúng sự thật: Trung Quốc cho rằng phần lớn khu vực biển đông thuộc lãnh thổ của họ, đó là tuyên bố không đúng sự thật, khu vực này là khu vực biển quốc tế.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc có hàm ý gì?

Năm 2009 Trung Quốc đăng tải hình ảnh đường lưỡi bò giống như lời tuyên bố cho việc chuẩn bị thôn tính Việt Nam. Trung Quốc muốn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của mình, Trung Quốc không những khai thác trái phép mà còn đặt giàn khoan trái phép trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 2014. Việc này đã tạo ra làn sóng phản đối gay gắt tại Việt Nam và các nước thuộc Châu Á, làm đánh động đến các nước trên thế giới.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc có hàm ý gì?
Đường lưỡi bò của Trung Quốc có hàm ý gì?

Chỉ sau một ngày đăng tải hình ảnh đường lưỡi bò Trung Quốc đã bị phản đối gay gắt tháng 5 năm 2009 Việt Nam, Malaysia và tiếp ngay sau đó là Indonesia đã đưa ra những bác bỏ, phản đối về tấm bản đồ đơn phương đó của Trung Quốc. Tháng 4 năm 2011 Philippines tiếp tục gửi thư ngoại giao đến Liên Hợp Quốc nhằm phản đối những yêu sách về đường chín đoạn của Trung Quốc ở trên khu vực Biển Đông là không có căn cứ dựa theo luật quốc tế.

Vào tháng 7 năm 2016 Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (viết tắt là PCA) tại The Hague, Hà Lan theo tổ trọng tài gồm có 5 người đã tuyên bố chính thức với các bên rằng: các bên sẽ bác bỏ đường chín đoạn của Trung Quốc mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố.

Phía tòa án trọng tài cho rằng:

  • Trung Quốc không hề có quyền lịch sử đối với khu vực Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Phía Trung Quốc đưa ra đường chín đoạn tự vẽ là không phù hợp với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
  • Trung Quốc đã khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, xây các đảo nhân tạo gây nhiều thiệt hại đến hệ sinh thái trên quần đảo Trường Sa

Những điều này cho thấy dã tâm của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt Biển Đông chưa hề dừng lại, họ có thể có những hành động trái phép trong tương lai. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết các nước không ủng hộ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Là người Việt Nam bạn cần có những hành động thiết thực để để góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

5 (100%) 3 votes