Tiếng Trung là chữ tượng hình, điều đó gây chút khó khăn với người học, họ sẽ mất thời gian để nhớ mặt chữ. Bài viết các nét cơ bản trong tiếng Trung và quy tắc bút thuận dưới đây sẽ giúp các bạn học chữ nhanh và dễ dàng hơn. Cùng theo dõi nhé!
Để viết được chữ cứng chứng ta cần nắm được 2 kiến thức chính đó là các nét cơ bản trong tiếng Trung và quy tắc viết cơ bản. Bởi viết tiếng Trung sẽ là việc vô cùng khó nếu bạn chưa hiểu cấu tạo hay đặc điểm chữ Hán. Trường Cao đẳng quốc tế Sài Gòn giới thiệu đến sinh viên cao đẳng tiếng Trung cùng các bạn đọc các nét viết đúng theo thứ tự, giúp việc tập viết cũng như tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng nha.
Nội dung tóm tắt
Các nét cơ bản trong tiếng Trung
Một chữ Hán được cấu thành bởi một hoặc nhiều nét cơ bản.
Trong tiếng Trung có 8 nét cơ bản:
- Nét chấm (丶) : một dấu chấm từ trên xuống dưới
- Nét ngang (一): nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải
- Nét sổ thẳng(丨): nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới
- Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải
- Nét phẩy(丿): nét cong, kéo xuống thừ phải qua trái
- Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải
- Nét gập: có một nét gập giữa nét
- Nét móc (亅): nét móc lên từ cuối các nét khác
Quy tắc viết các nét trong tiếng Trung
Quy tắc cơ bản cần nhớ khi viết các nét: Từ trái qua phải – Từ trên xuống dưới – Từ trong ra ngoài – Ngang trước sổ sau.
- Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau
Ví dụ: chữ Thập (số 10) 十(shí): Nét ngang sẽ được viết trước sau đó đến nét dọc
- Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau
Các nét xiên trái được viết trước, các nét xiên phải viết sau.
Ví dụ: chữ 八(bā) số 8: viết trái trước, phải sau.
- Quy tắc 3: Trên trước dưới sau
Các nét bên trên được viết trước các nét bên dưới
Ví dụ: chữ 三 (sān) số 3: mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới
- Quy tắc 4: Trái trước phải sau
Các nét bên trái được viết trước, nét bên phải viết sau
Ví dụ: chữ 明 (míng): bộ nhật viết trước, bộ nguyệt viết sau.
- Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau
Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét bên trong sau.
Ví dụ: chữ 用 (dùng)
- Quy tắc 6: Vào trước đóng sau
Cần viết các nét bao quanh trước, sau đó mới tới 1 nét cuối cùng để đóng lại.
Ví dụ: chữ 囯 (Quốc): viết khung ngoài trước, sau đó viết đến bộ vương bên trong và cuối cùng đóng lại.
- Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau
Quy tắc này được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau.
Ví dụ: chữ 水 (nước): nét sổ thẳng được viết trước, sau đó viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải.
- Quy tắc 8: Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng.
Ví dụ: các chữ 道, 建, 凶, Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng
Lưu ý khi luyện viết chữ Hán
Để viết đẹp, viết nhanh và thành thạo chữ Hán, các bạn cần bỏ nhiều công sức, cần viết rõ ràng, tỉ mỉ và tránh nhầm lẫn trong quá trình luyện viết:
-Các nét chữ cần viết rõ ràng: nét ngang phải viết bằng, không được chếch lên hay chếch xuống, nét sổ phải thẳng đứng, mác, phẩy rõ ràng.
-Mọi chữ Hán cần được viết gọn trong 1 ô vuông, nên căn chỉnh sao cho các chữ Hán nhiều nét không bị vượt khỏi khuôn khổ ô vuông.
-Tư thế viết chữ và cách cầm bút theo quy chuẩn nhất định.
-Nhấn nhá các vị trí cần thiết để chữ Hán đẹp hơn.
-Khi đã viết xong, nhấc bút nhẹ nhàng.
Bài viết bên trên đã giới thiệu các nét cơ bản trong tiếng Trung và thứ tự, quy tắc viết bút thuận. Hy vọng chia sẻ sẽ hữu ích giúp bạn trong quá trình học viết chữ Hán. Hãy luyện tập mỗi ngày để thành thạo các nét viết nhé. Chúc các bạn học tốt tiếng Trung.