- Đời sống, Tin tức

[Góc Giải đáp] Nước Singapore có ăn Tết Âm không?

Nước Singapore có ăn tết âm không là câu hỏi rất thường gặp của những du khách muốn du lịch Singapore trong dịp tết Nguyên Đán. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tết Singapore và giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Nước Singapore có ăn Tết Âm không? Tết Âm lịch ở Sigapore diễn ra vào thời gian nào?

Nước Singapore có ăn Tết Âm không?
Nước Singapore có ăn Tết Âm không?

Xem thêm: đất nước Singapore rộng bao nhiêu

Giống như Việt Nam, nước Singapore cũng có tết Âm lịch hay còn được gọi là tết Nguyên đán hoặc lễ hội mùa xuân. Tết Âm lịch thường rơi vào giữa tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Đây là những ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hoa sống tại Singapore

Vào Tết Âm, tất cả các quán ăn trong nước đều đóng cửa để nghỉ ngơi và chơi tết. Có thể nói, phong tục của người Singapore vào dịp tết Nguyên Đán khá giống với Việt Nam. Tất cả thành viên sẽ tập trung và sum vầy bên nhau trong những ngày này.

Vào dịp sát Tết Âm, những người Hoa thường rủ nhau đi sắm đồ tết cho gia đình và bản thân. Đặc biệt, khi đi du lịch trúng vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ thấy biểu tượng con rồng hay những chữ chúc mừng năm mới bằng tiếng Hoa được treo trang trí rất nhiều trên đường phố.

Các phong tục, tập quán đón Tết ở nước Singapore

Các phong tục, tập quán đón Tết ở nước Singapore
Các phong tục, tập quán đón Tết ở nước Singapore

Đọc thêm về: Singapore dùng tiền gì

Tiễn ông Táo về trời

Cũng giống ở Việt Nam, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm người dân Singapore cũng thực hiện tục lệ truyền thống tiễn ông Công ông Táo về trời sau 1 năm dài dưới hạ giới.

Mâm cỗ cúng sẽ được chuẩn bị rất đầy đủ. Tuy nhiên, họ sẽ không thả cá mà thay vào đó là dùng hình nộm ông cá chép. Điều đặc biệt ở đây là trên phần môi của cá chép sẽ được bôi 1 lớp mật ngọt, đường và rượu để khi lên thiên đình ông Táo sẽ báo cáo thật nhiều điều tốt đẹp và mang lại những điều may mắn, tốt lành và tài lộc cho gia chủ.

Dọn dẹp trang trí nhà cửa

Để chào đón một năm mới, người dân Singapore sẽ cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà thật tươm tất và trang trí nhà cửa đẹp mắt thu hút năng lượng tích cực.

Ngoài ra, họ còn sắm sửa quần áo mới để chuẩn bị cho vẻ ngoài xinh đẹp, tươm tất. Người Singapore quan niệm rằng mặc quần áo mới trong những ngày đầu xuân sẽ xua tan đi đen đủi, buồn phiền, không may mắn của năm cũ và chào đón năm mới bình an, ngập tràn hứng khởi.

Mâm cơm tất niên, lì xì may mắn

Tết Nguyên Đán là dịp để người thân trong gia đình đoàn tụ. Chính vì thế, dù bất kể đi đến đâu, cách xa nhà bao nhiều, họ đều cũng sẽ về quây quần bên mâm cơm tất niên cùng với gia đình. Lúc này, họ sẽ cùng nhau nhìn lại một năm đã qua, kể cho nhau nghe những chuyện đã diễn ra, những chuyện không vui, không như ý.

Sau đó, người dân nơi đây sẽ cùng nâng ly chúc nhau những điều tốt đẹp, sức khoẻ dồi dào, công việc hanh thông và cùng đón mừng năm mới với nhiều điều bất ngờ. Đặc biệt, trẻ em Singapore rất hào hứng khi được nhận lì xì mừng tuổi đầu năm của người thân, ông bà, bố mẹ và chúc cho họ ngập tràn hạnh phúc.

Tặng cây quýt thơm cầu sung túc

Nếu người Việt chúng ta có truyền thống bày mâm ngũ quả, chưng đào, mai, quất trong nhà thì người Singapore lại thích chưng cây quýt và quả dứa (thơm)

Phong tục này bắt nguồn từ trong tiếng Quảng Đông: quýt phát âm giống vàng. Màu vàng cam của quả quýt tượng trưng cho sự phú quý, giàu có và sung túc. Ngoài ra, người dân nơi đây còn mua những cây quýt được trang trí đẹp mắt tặng cho người khác với lời chúc tài lộc.

Còn quả dứa trong tiếng Phúc Kiến phát âm gần với từ “vượng lai” có nghĩa là Phú Quý tới nên cũng được ưa chuộng không kém. Do đó, khi tặng thường sẽ tặng theo đôi, theo cặp số chẵn (trừ số 4). Tuy nhiên, dứa sẽ được đem đi làm nhân bánh để đãi khách đến chơi nhà và không chưng lên mâm quả.

Các món ăn truyền thống ngày Tết Âm của nước Singapore

Yumcha

Món ăn đầu tiên phải kể đến trong dịp Tết Nguyên Đán của người dân Singapore chính là Yumcha cầu cho một năm mới thành công. Đây là một món điểm tâm gồm các loại dimsum như: há cảo, bánh cuốn, bánh bao, thịt viên.

Đặc biệt, các nguyên liệu dùng cho món Yumcha cũng vô cùng quan trọng và đa dạng. Trong đó, mỗi một thành phần khác nhau sẽ mang những ý nghĩa và thông điệp khác nhau.

Ví dụ như: hạt sen được ví như hạt ngọc với ý mong cầu cho một năm sung túc và của cải đong đầy. Gạo nếp có ý nghĩa tượng trưng cho sự màu mỡ, dung hòa của trời đất. Thịt kết hợp với rau chỉ sự sum vầy, quây quần và gắn kết gia đình hạnh phúc,…

Gỏi Yusheng – Gỏi thịnh vượng

Món ăn tiếp theo không thể thiếu trong các mâm cơm, mâm cỗ và các bữa tiệc trong ngày tết đó là gỏi Yusheng. Nguyên liệu làm món ăn này có 7 loại khác nhau là: cá hồi, đu đủ bào, các loại rau, khoai môn thái sơi,…và phải ăn cùng nước sốt đặc trưng. Món ăn này rất ngon, lạ miệng và còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trường tồn, sự sinh sôi nảy nở.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Nước Singapore có ăn Tết Âm không? Hy vọng qua bài viết, bạn có thể sắp xếp thời gian và lịch trình của mình để có thể đến Singapore trong mùa lễ hội đầu xuân và nhìn ngắm thành phố rực rỡ đèn lồng, sắc hoa và tham gia những hoạt động đầu năm. Hãy tới và trải nghiệm những điều tuyệt vời ở nơi đây bạn nhé.

Rate this post